Chùa Hương nổi tiếng một trong những danh lam thắng cảnh quốc gia hấp dẫn được nhiều du khách trong, và ngoài nước tại khu vực miền Bắc. Không chỉ có thiên nhiên trong lành, cảnh quan hấp dẫn mà Chùa Hương còn là điểm du lịch tâm linh hàng đầu tại Việt Nam. Chắc chắn sẽ mang lại trải nghiệm tham quan, du lịch hấp dẫn khiến bạn ấn tượng.
Tham quan Chùa Hương bạn sẽ được tận hưởng một không gian thanh tịnh, chiêm ngưỡng những kiến trúc độc đáo của đền thờ, chùa chiền, tượng phật và còn có cơ hội được thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn, cầu nguyện sự bình an cho bản thân và gia đình. Cùng Traveloka khám phá ngay những kinh nghiệm du lịch Chùa Hương mới nhất để có chuyến đi tuyệt vời nhất nhé!
1. Giới thiệu về Chùa Hương
Chùa Hương hay còn được biết đến với cái tên Hương Sơn, thuộc huyện Mỹ Đức, Thủ đô Hà Nội. Nổi tiếng là quần thể văn hóa, tôn giáo hàng đầu tại Việt Nam với nhiều đền chùa, đình đám thờ cúng tín ngưỡng.
Chùa Hương Hà Nội bao gồm các quần thể đền, chùa như: Động Hương Tích, Chùa Thiên Trù, Đền Trình, Chùa Giải Oan,… Chắc chắn sẽ mang lại không gian tuyệt vời khiến bạn yêu thích.
2. Thời điểm đến với Chùa Hương lý tưởng nhất?
Chùa Hương từ lâu đã là địa danh nổi tiếng tại Hà Nội, được rất nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn để tham quan, hành hương, lễ phật, vãn cảnh. Mang đậm tính chất thời tiết của miền Bắc nên thời tiết Chùa Hương quanh năm khá mát mẻ, dễ chịu. Vì vậy, bạn có thể đến đây bất kỳ lúc nào.
Vào thời gian từ tháng 1 – 3 âm lịch thì tại đây sẽ đông đúc hơn. Trong thời gian tháng giêng đến giữa tháng 2 âm lịch, thì có nhiều du khách đến đây hành lương và tham quan. Vì vậy, bạn nên tránh thời gian này.
Tháng 3 âm lịch tại đây có hoa gạo đỏ rực rỡ tại bờ suối Yến, nên sẽ khiến bạn yêu thích mê đắm với vẻ đẹp riêng này. Vì vậy, kinh nghiệm du lịch Chùa Hương lý tưởng nhất là bạn nên chọn tháng cuối năm 9, 10, 11, 12 sẽ là thời điểm tuyệt vời cho bạn lễ chùa, và ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời tại đây.
3. Chi phí đi Chùa Hương là bao nhiêu?
Chi phí cho chuyến du lịch Chùa Hương chủ yếu là phí di chuyển, bạn cùng tham khảo những phí cơ bản sau đây nhé.
Vé vào cổng
Vé tham quan thắng Cảnh trong khu vực Chùa Hương gồm 21 điểm tham quan là 80.000VNĐ/người.
Vé đò tham quan:
- Chuyến đò từ Đền Trình – Chùa Thiên Trù – động Hương Tích là 50.000VNĐ/người/2 chiều.
- Chuyến đò từ Tuyết Sơn – Long Vân là 35.000VNĐ/người/2 chiều
Vé cáp treo
- Người lớn: 120.000VNĐ/vé 1 chiều; 180.000VNĐ/vé khứ hồi.
- Trẻ em: 90.000VNĐ/vé 1 chiều; 120.000VNĐ/vé khứ hồi.
4. Đến Chùa Hương bằng phương tiện gì?
Theo như kinh nghiệm du lịch Chùa Hương có rất nhiều phương tiện để bạn di chuyển đến Chùa Hương.
Di chuyển với xe máy
Nếu có người thân có xe máy bạn có thể dùng phương tiện này để di chuyển, hoặc thuê xe máy để tự mình trải nghiệm chuyến đi dễ dàng hơn. Với tuyến đường từ Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Đông – ngã ba Ba La – Vân Đình, bạn có thể đến với Chùa Hương sau 1 tiếng 50 phút.
Sử dụng xe ô tô
Lựa chọn tuyến đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Rẽ – nút giao Đồng Văn – quốc lộ 38 – chợ Dầu – chùa Hương, bằng xe ô tô thì mất khoảng 1 tiếng để đến Chùa Hương.
Đi xe bus
Bạn có thể lựa chọn xe bus để di chuyển đến Chùa Hương qua các tuyến bus 211, 78 và hoặc 75. Đây là một hình thức di chuyển khá tiện lợi và tiết kiệm.
Sử dụng taxi
Nếu bạn đi taxi thì sẽ khá tiện ích, họ sẽ đến tận nơi đón bạn và mang bạn đến với địa điểm mình mong muốn. Một số hãng taxi nổi tiếng tại Hà Nội:
- Taxi Thanh Nga: 024.38.215.215.
- Taxi Thăng Long: 024.39.71.71.71.
- Taxi HaNoi Tourist: 024.38.56.56.56.
Ngoài ra, nếu bạn ở khu vực miền Trung hoặc miền Nam muốn có chuyến hành hương đến quần thể chùa tại Hà Nội, máy bay là phương tiện để bạn di chuyển nhanh chóng và tiện lợi.
5. Đến Chùa Hương nên ở đâu
Một trong số kinh nghiệm du lịch Chùa Hương đó là bạn nên tìm nơi nghỉ chân tại Traveloka, với thông tin khách sạn đa dạng với chi phí tốt nhất, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho mình.
Tham khảo vài khách sạn được du khách đánh giá cao tại khu vực gần Chùa Hương.
- Omerta Hotel: Ngõ 18 Phố Tế Tiêu, xã Đại Nghĩa, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
- Tam Chuc Complex: Ba Sao Commune, Kim Bang District, Ha Nam Province, Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam.
- Hoa Dong Hotel:Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Phường Lê Hồng Phong, Thành phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam.
- Muong Thanh Luxury Ha Nam Hotel: Khu đất phía Bắc Cầu Hồng Phú, Lê Hoàn, Phường Quang Trung, Thành phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam.
- Wyndham Sky Lake Resort & Villas: Van Son Lake Area, Hoang Van Thu, Chuong My, Hoàng Văn Thụ, Quận Chương Mỹ, Hà Nội
- Vanlong Garden: Vanlong Reserve Natural, Gia Viên, xã Gia Hòa, Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình.
6. Những địa điểm không nên bỏ qua khi đến Chùa Hương
Bến Đục
Khi đến với Chùa Hương thì Bến Đục sẽ là địa chỉ bạn cần đặt chân đến đầu tiên. Tại đây bạn sẽ ngắm được phong cảnh hữu tình của sông, quang cảnh thiên nhiên. Nếu đi vào thời gian cuối tháng 3 thì suối Yến sẽ có hoa gạo đỏ tươi tắn.
Chùa Thiên Trù
Đây là ngôi chùa đẹp và có diện tích rộng nhất tại khu di tích Hương Sơn. Chùa Thiên Trù còn có tên gọi khác là Chùa Trò, đây là một thiền viện lớn, là nơi tụ tập của các nhà tu hành đạo Phật, cũng là nơi lưu giữ những thông tin Kinh, Luật, Luận của đạo Phật. Từ chính điện sau đi hơn 40 phút đi bộ bạn sẽ đến được Chùa Thiên Trù.
Chùa Giải Oan
Đây là ngôi chùa tọa lạc tại núi Long Tuyền và cách động Hương Tích khoảng 2.5km. Trong suốt quãng đường bạn có thể chiêm bái bức tượng Bồ Tát Quan Thế Âm nổi tiếng. Ngoài ra, trong suốt quãng đường bạn sẽ thấy nhiều câu chuyện truyền thuyết hấp dẫn, kỳ bí nhất cho mình.
7. Đặc sản của Chùa Hương
Theo kinh nghiệm du lịch Chùa Hương đến đây bạn không chỉ được tham quan một quần thể đền, chùa uy nghi, thanh tịnh, mà còn là cơ hội để bạn có thể thưởng thức nhiều món đặc sản hấp dẫn.
- Bánh củ mài: là một đặc sản được nhiều du khách chọn để mua về làm quà, với hương vị ngọt ngào thanh mát bánh củ mài hoặc chè củ mài mang một hương vị đặc trưng của Hà Nội xưa.
- Chè lam: là món ngon rất nổi tiếng vùng Hà Nội và khu vực phía Bắc, chè lam màu nâu nhạt được phủ một lớp bột mịn, món ngon ngọt lịm vừa ăn vừa thưởng trà hoặc ăn cùng quả mơ thì rất đúng bài. Bạn dễ dàng mua được món đặc sản này trên những hàng quán theo dọc đường đi đến chùa.
- Còn một số món ngon mà bạn có thể thưởng thức tại chỗ và mang về làm quà cho người thân bạn bè như: mơ rừng, rau sắng, hạt dẻ,…
Ngoài ra, để lắp đầy “chiếc bụng đói” sau một ngày tham quan, bạn có thể lựa chọn những nhà hàng gần khu vực chùa, với nhiều món ngon hấp dẫn với giá cả phải chăng.
- Nhà hàng Mai Lâm: Số 4 Thiên Trù, chùa Hương
- Nhà hàng Quyết Thắng: Số 1 Thiên Trù, chùa Hương
- Nhà hàng Thịnh Khang: Bến Yến – Hương Sơn – Mỹ Đức – Hà Nội
- Nhà hàng Xuân Dung: Núi Soi, Suối Yến, Hương Sơn
8. Trung tâm thương mại lớn tại khu vực Chùa Hương
Bên cạnh những địa điểm tham quan và đặc sản ngon tại Chùa Hương, thì bạn còn có thể đến với trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên, Hà Nội. Với diện tích lên đến 120.000m2, cùng 4 tầng lầu siêu rộng tích hợp hàng loạt các tiện ích, giải trí cho du khách lựa chọn.
Tại đây, bạn có thể mua sắm và tìm thấy nhiều thương hiệu nổi tiếng, cùng nhiều nhà hàng ngon và hấp dẫn. Chắc chắn sẽ cho bạn trải nghiệm thoải mái không kém phần những trung tâm thương mại tại TP. Hồ Chí Minh.
Để có chuyến du lịch Chùa Hương đáng nhớ bạn hãy nắm rõ một số lưu ý dưới đây nhé! Đây là thông tin du lịch Chùa Hương tự túc không thể bỏ qua.
- Lên kế hoạch cho chuyến tham quan sớm để chuẩn bị mọi thứ kỹ lưỡng, cho hành trình thuận lợi hơn.
- Hãy chuẩn bị trang phục kín đáo và phù hợp với khu vực Chùa Hương.
- Luôn giữ vệ sinh và không xả rác tại khu vực chùa Hương.
- Chuẩn bị áo mưa, kem chống nắng, áo khoác khi tham quan Chùa Hương.
- Hãy chú ý đồ dùng cá nhân để tránh bị mất cắp, móc túi. Vì những khu vực du lịch đông đúc thường có tệ nạn mất trộm đồ.
- Luôn trả giá khi mua quà, đặc sản về cho người thân, bạn bè.
- Chuẩn bị đồ lễ cúng tại nhà hoặc tại Chùa phù hợp với mong muốn của mình.
- Chùa Hương mang vẻ đẹp của sự tĩnh lặng của chốn Phật giáo, cùng với cảnh vật tự nhiên trong xanh đang chờ du khách ghé thăm. Đến đây bạn không chỉ được ngắm cảnh đẹp, mà còn có thể cầu nguyện bình an cho gia đình, người thân của mình.
Chùa Hương mang vẻ đẹp của sự tĩnh lặng của chốn Phật giáo, cùng với cảnh vật tự nhiên trong xanh đang chờ du khách ghé thăm. Đến đây bạn không chỉ được ngắm cảnh đẹp, mà còn có thể cầu nguyện bình an cho gia đình, người thân của mình.